Thứ Tư, 17 tháng 10, 2007

Chương Trình Học Bổng VNHelp

[English Version][Vietnamese Version]

































Thật tuyệt vì chị Liên thay đổi lịch buổi lễ trao học bỗng vào chủ nhật này. Vì thế tôi được may mắn cùng tham dự buổi lễ tại trường đại học y dược ở Sài Gòn. Có hơn 70 em sinh viên được nhận học bỗng tài trợ từ tổ chúc giúp đỡ người Việt Nam(VNHelp). Các em đang theo học nhiều ngành. Những em mà tôi có cơ hội tiếp xúc học chyên ngành âm nhạc. Các em học những nhạc cụ truyền thống của người Việt Nam và có thể biểu diễn cho chúng tôi xem trước buổi lễ.

Tất cả các em chịu thiệt thòi về nhiều mặt. Đây là một trong những tiêu chuẩn chính để lựa chọn các em cho những học bổng này. Nhiều em sống ở quê và có cha mẹ là nông dân. Thường là gia đình đông con. Một em nữ sinh nói với tôi gia đình em có 11 người. Các em đến Sài Gòn để học Đại học và sống ở những ký túc xá 1 phòng 4 hoặc 5 em. Thậm chí có 1 em gái bị mù được nhận học bỗng. Em được giải thưởng học bỗng vì dù rằng không nhìn thấy nhưng em vẫn bộc lộ được năng khiếu ở trường đại học.

Cuối buổi lễ là phần giao lưu đặt câu hỏi. Những câu hỏi về tổ chức giúp đỡ người Việt Nam(VNHelp) cùng với những câu hỏi về những giáo sư có mặt tại buổi lễ. Tôi cũng rất ngạc nhiên vì có nhiều câu hỏi về văn hóa Mỹ. Một sự tò mò tự nhiên về Việt Kiều Mỹ. Một em sinh viên hỏi Việt Kiều Mỹ làm gì để mừng những ngày lễ của người Việt Nam như tết và có còn gìn giữ văn hóa Việt Nam hay không? Tôi trả lời rằng có những Việt Kiều không nói tiếng Việt và không theo văn hóa Việt Nam nhiều. Cũng có những người còn giữ những mối liê hệ văn hóa lâu đời và luôn muốn quay về với nó. Sự tồn tại của hai nhóm này làm tôi dao động nhiều trong thời gian gần đây. Tôi thấy được trân trọng hơn trong nền văn hóa, nơi tôi sinh ra. Tôi trình bày với các em rằng người Mỹ được xem là những người dân nhập cư vì thế họ rất dễ đánh mất những giá trị văn hóa bởi quá trình đồng hóa.

Cũng có những câu hỏi từ các em về cuộc sống ở Mỹ như thế nào. Đặc biệt là hệ thống giáo dục Đại học mà các em muốn tìm hiểu. Tôi thừa nhận cuộc sống của tôi ở trường Đại học lúc 18 tuổi ở California ít nghi thức như những trường ở Việt Nam. Tôi đưa ví dụ là bình thường một em sinh viên có thể gặp giáo sư và nói chuyện với ông ở ngoài lớp. Tôi cũng miêu tả rằng khi tôi sống ở ký túc xá điều tuyệt vời tôi có được là tôi sống trong cả hai môi trường, xã hội và trí thức.

Cũng có những câu hỏi so sánh về báo đài và phương tiện truyền thông giữa Việt Nam và Mỹ. Tôi kể với các em rằng tin tức tôi nghe trên đài và tivi ở Việt Nam khác với những gì tôi nghe và nhìn thấy ở Mỹ. Chương trình tôi nghe ở Việt Nam thảo luận về vấn đề sức khỏe như bệnh cúm gia cầm. Tôi nghĩ đó là điều không thể giấu diếm. Tuy nhiên, có sự không cân bằng về phát triển kinh tế đã đưa tin bằng phương tiện truyền thông Việt Nam. Tôi hiểu rằng nếu có nhiều ví dụ tốt thì có thể nuôi nấng tinh thần con người cũng như cổ vũ cho đời thực. Bỏi nó ít làm cho người ta chán nản hơn truyền thông bên Mỹ. Tuy nhiên đôi khi truyền thông VN lại không mô tả đúng sự thật. Nó có vẻ giống như một công nghệ xã hội hơn là một bản tin đúng nghĩa.

Cũng có nhiều điều thú vị để học về cuộc sống hằng ngày ở Mỹ, những điều mà làm cho người ta cảm thấy vui. Thậm chí có 1 yêu cầu được đỡ đầu để đến Mỹ. Tôi khá ngạc nhiên về 1 nhóm các em sinh viên hơi ngại và nói nhỏ là các em muốn như thế. Tôi đùa rằng tôi trở lại Mỹ vào thứ năm vì vậy tôi sẽ đỡ đầu cho các em nếu các em sẵn sàng đi vào hôm ấy.

Tôi thật ngưỡng mộ các em. Các em gặp khó khăn về kinh tế và nhiều khó khăn khác đang cản bước phát triển tiềm năng. Tôi có một kinh nghiệm khá tuyệt vời vì đã chứng kiến được một sự kiên nơi mà tổ chức giúp đỡ người Viêt Nam(VNHelp) có thể tập trung để giúp đỡ những em có năng khiếu đạt được giấc mơ của mình.